Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì? Là băn khoăn của nhiều người. Họ chưa biết và vẫn chưa thực sự hiểu về bản vẽ xin phép xây dựng. Và đến với bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bản vẽ xin phép xây dựng nhé.
Mục Lục
Bản vẽ xin phép xây dựng là gì?
Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có trong quá trình xin cấp phép xây dựng. Bản vẽ xin phép xây dựng sẽ ghi lại thông số, vẽ lại diện tích mặt bằng, vị trí công trình, chiều cao, chiều dài của mặt bằng. Để UBND, quận, huyện, xã có thể xem xét để cấp phép xây dựng.
Bản vẽ xây dựng là yếu tố tất yếu trong quá trình xây dựng. Không có bản vẽ xin phép xây dựng, đồng nghĩa với việc công trình của bạn có thể bị dỡ bỏ bất cứ lúc nào.
Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì?
Để thể hiện tất cả mặt bằng của một công trình hay căn nhà. Yêu cầu chung của một bản vẽ xin phép xây dựng phải bao gồm các yếu tố sau:
Mặt bằng xây dựng
Mặt bằng được chia thành hai loại đó là mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ về diện tích mà bạn muốn xây dựng
- Mặt bằng tổng thể: mặt bằng này thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất. Mặt bằng tổng thể vô cùng quan trọng, các chủ đầu tư hay nhà đầu tư phải tìm hiểu thông tin bài bản về quy định về mật độ xây dựng do Bộ xây dựng quy định.
- Mặt bằng sơ bộ: tổng quan về mặt bằng các tầng lửng, trệt tới các lầu và sân thượng mà bạn muốn xây dựng.
Mặt cắt của xây dựng
Mặt cắt sẽ bao gồm mặt cắt AA của nhà và cũng bao gồm phần móng và phần hầm tự hoại.
Mặt đứng xây dựng: Là yếu tố quan trọng nhất trong bản vẽ xin phép xây dựng. Nó sẽ thể hiện mặt tiền của căn nhà kèm theo là kích thước và hình dạng của phần mái của căn nhà. Đồng thời cũng thể hiện rõ chiều cao của tầng căn nhà. Mặt đứng phải thể hiện tất cả các kích thước trên bản vẽ để gia chủ có thể nhìn sơ bộ, tổng quan về ngôi nhà.
Khung tên bản vẽ xin giấy phép xây dựng
Khung tên bản vẽ là điều cần phải có trong bản vẽ cấp phép xây dựng. Khung tên bản vẽ sẽ gồm 3 phần chính sau:
- Tên công ty xin phép xây dựng: sẽ phải ghi rõ tên công ty, mã số thuế, địa chỉ cũng như điện thoại của chủ công ty. Những yếu tố trên đều được Bộ Xây Dựng ban hành để đảm bảo về công ty tránh trường hợp công ty “ma”
- Kiến trúc sư: ký và ghi rõ họ tên của kiến trúc sư, người thiết kế công trình, căn nhà của bạn phải được đảm bảo theo quy định của quận và mật độ xây dựng do Bộ Xây Dựng cấp phép.
- Phần chủ nhà: ký và ghi rõ họ tên chủ nhà. Trong trường hợp có hai chủ nhà đứng tên, phải ghi rõ họ và tên kèm chữ ký. Chú ý: Bạn phải dành ra một khoảng trống lớn để Quận có thể phê duyệt và đóng cho bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhé.
Bản đồ tọa độ vị trí xây dựng
Bản đồ hoạ tộ vị trí sẽ thể hiện vị trí của công trình hay căn nhà đang liền kề, bao xung quanh của khu đất nào. Thể hiện vị trí toạ độ của căn nhà, công trình đồng thời yêu cầu toạ độ được khai trong bản vẽ xin phép phải đúng 100%, trong trường hợp toạ độ vị trí chưa có trong sổ, bạn phải đi làm sổ mới và xin toạ độ vị trí.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất xây dựng
Bản vẽ xin cấp phép xây dựng sẽ yêu cầu chủ nhà hay chủ đầu tư sẽ có giấy chứng nhận sở hữu thuộc tên mình và quyền sở hữu nó. Đồng thời giấy chứng nhận này sẽ được photo thành bản sao để gửi cho bên có thẩm quyền xem xét.
Bản vẽ chịu kết cấu lực chính xây dựng
Xem xét đến các yếu tố trên, bản vẽ xin phép xây dựng cũng phải được triển khai về nền móng, tường nhà,… để đảm bảo các yếu tố về tính an toàn, đảm bảo chất lượng cho nhà ở hay công trình đồng thời cũng đảm bảo cho các khu đất xung quanh.
Bản vẽ về mặt bằng móng xây dựng
Móng là nền tảng vững chắc cho ngôi nhà sau này, việc vẽ sơ bộ mặt bằng móng giúp cho các đơn vị có thẩm quyền hình dung sơ bộ về ngôi nhà hay công trình. Đồng thời, giúp việc đánh giá dễ dàng và đảm bảo tính khách quan hơn.
Mẫu xin giấy cấp phép xây dựng
Bạn cần phải photo bản sao của giấy cấp phép xây dựng theo mẫu sẵn có. Rồi điền lần lượt các thông tin của mẫu, sau đó sẽ gửi cho đơn vị có thẩm quyền đánh dấu và phê chuẩn.
Bản vẽ triển khai thi công xây dựng
Tạo dựng cho công trình hay ngôi nhà một bản vẽ sơ bộ, sơ lược về cách triển khai thi công xây dựng là điều thiết yếu. Yêu cầu của mỗi bản vẽ sơ lược sẽ là 2 bản sao.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho bạn thông tin hữu ích và trả lời được “bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì”. Sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi đang muốn xây dựng một căn nhà hay công trình của công ty nhé.