Ủy quyền là gì? Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền

Trong cuộc sống có khá nhiều trường hợp mà chúng ta không thể tự mình giải quyết các vấn đề đặc biệt. Khi đó, thông qua hợp đồng ủy quyền được ký kết, một bên thứ 3 sẽ có nhiệm vụ nhân danh chúng ta để giải quyết vấn đề đó một cách hợp lý theo thỏa thuận. Vậy, ủy quyền là gì? Khi nào chúng ta được phép ủy quyền và lập hợp đồng ủy quyền? Tất cả điều đó sẽ được chúng tôi làm rõ qua bài viết này. Hãy cùng khám phá nhé.

Ủy quyền là gì? Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền

Ủy quyền là gì?

Ủy quyền là việc mà tổ chức hay cá nhân nào đó đồng ý để một tổ chức/ cá nhân khác đại diện cho mình giải quyết một số công việc trong phạm vi cho phép của pháp luật Việt Nam. Việc ủy quyền được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện và ý chí của hai bên, và là căn cứ để phát sinh quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền thông qua các văn bản có xác nhận của các bên liên quan.

Ủy quyền là gì? Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền

Hình thức ủy quyền:

Hình thức ủy quyền phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên và quy định cụ thể của pháp luật chuyên ngành. Hiện nay, hình thức ủy quyền phổ biến nhất là bằng văn bản thông qua 2 loại đó là giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền.

  • Giấy ủy quyền là hình thức văn bản có tính pháp lý đơn phương. Trong giấy ủy quyền, người ủy quyền được phép yêu cầu hoặc chỉ định người được ủy quyền thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép của pháp luật. Mối quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền trong trường hợp này thường là cấp trên, cấp dưới trong một công ty/ doanh nghiệp…
  • Hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền chính là một dạng của hợp đồng dân sự, thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên. Theo đó, khi ký kết hợp đồng ủy quyền, bên nhận (bên được ủy quyền) có trách nhiệm thực hiện các công việc nhân danh bên giao (bên ủy quyền). Bên giao có trách nhiệm thanh toán các khoản thù lao cho bên nhận hoặc thực hiện một số thỏa thuận theo hợp đồng đã ký. 

Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền có giống nhau hay không?.

Theo khái niệm ở trên, có thể thấy bản chất của giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền có sự khác biệt rõ rệt. Trong giấy ủy quyền, tính ràng buộc pháp lý khá thấp, người được ủy quyền không có trách nhiệm bắt buộc trong việc nhân danh người ủy quyền để thực hiện các công việc được giao. Tuy nhiên, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, được công chứng tại cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Bởi vậy, khi ký hợp đồng, hai bên có tính ràng buộc cao, bắt buộc phải thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết. 

Những điều bạn nên biết về hợp đồng ủy quyền.

Ủy quyền là gì? Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là một dạng của hợp đồng dân sự, bởi vậy nó cũng mang trong mình những quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành. Sau đây là những điều về hợp đồng ủy quyền mà chúng ta cần biết.

Tính pháp lý của hợp đồng ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền cần được lập thành văn bản và công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có tính pháp lý. Tuy nhiên, trong phạm vi công ty/ doanh nghiệp, một số trường hợp ủy quyền chỉ cần đóng dấu công ty mà không cần công chứng. Ví dụ giám đốc công ty ủy quyền cho nhân viên đại diện tham dự các cuộc họp/ phiên tòa…

Bên ủy quyền có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Điều 567, 568 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền. Chúng ta có thể hiểu về điều đó như sau:

  • Yêu cầu bên được ủy quyền báo cáo tiến độ công việc, bàn giao các tài sản, lợi ích liên quan trong quá trình thực hiện công việc ủy quyền.
  • Cung cấp thông tin, hồ sơ tài liệu để người được ủy quyền giải quyết phạm vi công việc theo hợp đồng.
  • Được bồi thường theo thỏa thuận nếu bên được ủy quyền không hoàn thành nhiệm vụ.
  • Thanh toán thù lao theo thỏa thuận và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết công việc ủy quyền.
  • Chịu trách nhiệm về những vấn đề xảy ra do bên được ủy quyền thực hiện dựa trên cam kết đã ký.

Quyền và nghĩa vụ bên được ủy quyền:

Quyền và nghĩa vụ bên được ủy quyền được quy định tại điều 655, 656 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

  • Thực hiện công việc đã được ủy quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Được bên ủy quyền cung cấp hồ sơ, thông tin và chi phí phát sinh liên quan để giải quyết công việc trong phạm vi ủy quyền.
  • Được thanh toán thù lao đầy đủ khi hoàn thành công việc nếu có thỏa thuận.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và bí mật liên quan đến phạm vi công việc được ủy quyền.
  • Bàn giao hồ sơ, tài sản hoặc lợi ích thu được từ phạm vi công việc ủy quyền cho bên ủy quyền.
  • Bồi thường thiệt hại (theo thỏa thuận hợp đồng) nếu không hoàn thành công việc đã thỏa thuận.
  • Có thể ủy quyền lại cho bên thứ 3 trong các trường hợp: Được bên ủy quyền đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng. Việc ủy quyền lại không vượt quá phạm vi thỏa thuận trong hợp đồng đã ký và hợp đồng ủy quyền lại có hình thức phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Những trường hợp không được ủy quyền theo quy định pháp luật.

Khi lập hợp đồng ủy quyền, chúng ta cần lưu ý các trường hợp không được phép ủy quyền theo quy định pháp luật như sau:

  • Quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình: Kết hôn, ly hôn…
  • Quan hệ dân sự: Nhận thay tội danh…
  • Quan hệ hành chính như tố tụng hành chính, cấp phiếu lý lịch tư pháp…
  • Quan hệ kinh tế: Ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản… 

Hợp đồng ủy quyền thể hiện mối quan hệ ràng buộc về mặt pháp lý giữa hai bên khi được công chứng tại cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Một khi đã đặt bút ký, các bên phải hoàn thành nội dung công việc như đã thỏa thuận để tránh các vấn đề về tranh chấp hay bồi thường sau khi kết thúc hợp đồng. Hy vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên sẽ có ích cho bạn đọc trong cuộc sống và công việc của mình. Xin cảm ơn!Ủy quyền là gì? Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền

TIN TỨC LIÊN QUAN

Để lại một bình luận