Tìm hiểu những quy định liên quan đến tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

Cốt thép là một trong những kết cấu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của một công trình. Vì vậy để đảm bảo tính an toàn và hợp lý trong thi công, bạn cần đáp ứng những tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này trong xây dựng. Cùng đón đọc bạn nhé!

Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng hiện nay

tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

Tại Việt Nam, các quy định liên quan tới tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng phải đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối. Các quy phạm cụ thể phải thực hiện trong thi công và nghiệm thu như sau:

Quy định về nối thép dầm

Phương pháp nối truyền thống được sử dụng khá phổ biến trong cốt thép hiện nay. Theo đó một số tiêu chuẩn cần được áp dụng như sau:

  • Thép có gờ không được nối quá 50% lượng thép có sẵn đang sử dụng trong công trình. Đồng thời phải đảm bảo kết cấu thép có cùng mặt cắt.
  • Tuyệt đối không được nối thép tại những khu vực chịu tác động lực lớn (ví dụ: thép gối – thép trên; thép giữa nhịp – thép dưới) và các vị trí bị uốn cong. Bởi tại những vị trí này nguy cơ bị tuột mối nối rất cao, có thể gây hư hỏng công trình và ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Quy định về nối thép cột

  • Tương tự như nối thép cột thì thép có gờ cũng không được nối quá 50% lượng thép và phải đảm bảo cùng vị trí mặt cắt.
  • Tại một số vị trí đặc biệt cần uốn cong hoặc chịu lực lớn (như chân cột nhà, sát mặt dầm và đầu cột, dưới dầm) không được thực hiện nối thép

Quy định về nối thép sàn

Về bản chất cả ba cách nối thép này đều phải tuân thủ các quy định của việc nối thép thông thường. Bởi sàn bê tông cốt thép nhìn chung đều có bản chất là những đoạn dầm có kích thước lớn. Bạn có thể áp dụng tương tự những quy định được trình bày ở trên với cách nối thép sàn này. 

Một số vị trí cần lưu ý không được nối thép như: bản kê bốn cạnh, trên sàn (gần vị trí dầm), không nối thép âm ở trên mặt sàn.

Gợi ý những cách nối thép trong xây dựng

tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

Hiện nay có hai cách nối thép phổ biến được áp dụng trong các công trình xây dựng bao gồm: nối thép bằng hàn điện và buộc thủ công. Cụ thể như sau:

Nối thép bằng phương pháp hàn điện

Nhìn chung đây là phương pháp nối hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng khá phổ biến trong các công trình lớn. Bên cạnh đó đây cũng là cách làm bắt buộc đối với cốt thép có đường kính lớn hơn 16mm.

Cơ chế hoạt động chủ yếu của phương pháp này được dựa trên quá trình lợi dụng điện năng. Theo đó, điện được sử dụng để tạo ra mối hàn trong xây dựng. So với phương pháp nối buộc truyền thống thì cách làm này cho phép thanh hàn có khả năng chịu lực tốt hơn. Đồng thời rút ngắn thời gian hàn gấp nhiều lần.

Hiện nay có ba phương pháp hàn điện chính đó là: hàn hồ quang, hàn tiếp xúc và hàn đối đầu. Trong đó hai loại phổ biến nhất gồm:

  • Phương pháp hàn hồ quang

tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

Sử dụng que hàn để tạo ra kết nối giữa các cốt thép một cách nhanh chóng. Trong đó một cực của nguồn điện hàn sẽ được nối trực tiếp với cốt thép, cực còn lại nối với que hàn thông qua một cặp hàn. Lúc này bạn chỉ cần chạm que hàn vào cốt thép và giữ trong một khoảng thời gian nhất định khoảng 2 đến 3 phút, tia hồ quang điện sẽ được sinh ra. Từ đó tạo nhiệt độ cao làm nóng chảy thép hàn và que hàn, mối nối sẽ được tạo ra sau khi dòng điện được ngắt.

Sau khi trải qua phương pháp hàn hồ quang, bạn cần gia công thêm để tăng tính bền chắc cho các mối nối. Đảm bảo an toàn khi thi công và xây dựng.

  • Phương pháp hàn điện trở

Dựa trên nguyên lý dòng điện đi qua vật dẫn sẽ tạo ra nhiệt lượng, dẫn đến hình thành tỷ lệ với điện trở cũng như bình phương cường độ dòng điện. Để thực hiện phương pháp hàn này, bạn cần tạo ra mối hàn giữa hai mác thép. Khi điện trở được hình thành sẽ tạo ra một lượng nhiệt lượng cực lớn, có khả năng đốt cháy vật hàn. Cuối cùng khi dòng điện bị ngắt, mối nối giữa hai que hàn sẽ được hình thành.

Ưu điểm lớn nhất của cách làm này chính là cho năng suất cao, gấp 3 đến 4 lần hàn hồ quang. Bên cạnh đó giá thành rẻ và có thể tiết kiệm mác thép, không cần dùng que hàn cũng giúp chủ đầu tư giảm bớt một nguồn chi phí đáng kể.

Hạn chế của phương pháp này chính là cần sử dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại. Đồng thời phải thực hiện gia công tại xưởng chuyên nghiệp mới đảm bảo các mối hàn được kết nối chặt chẽ, đáp ứng tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng.

Nối thép bằng phương pháp thủ công

Đây là cách làm truyền thống, có thể thực hiện ngay tại công trường, áp dụng trong những trường hợp không thực hiện được phương pháp nối hàn thép. Để đảm bảo mối nối chắc chắn, khi tiến hành buộc phải chồng hai đầu thanh thép. Sau đó sử dụng thép mềm có đường kính chỉ 1mm buộc thép lại với nhau.

Lưu ý phương pháp này chỉ nên áp dụng trong cốt thép có đường kính nhỏ hơn 16mm. Đồng thời sử dụng trong các kết cấu đơn giản, nằm ngang như dầm sàn, móng chữ; không dùng tại các vị trí có kết cấu đứng ví dụ cột hoặc tường nhà.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng và các phương pháp nối tiêu biểu nhất hiện nay. Hy vọng, các kiến thức này sẽ giúp bạn xây dựng công trình nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định chung của Nhà nước.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Để lại một bình luận