Những lưu ý quan trọng khi lập biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ như mong muốn. Đôi khi sẽ xảy ra những tranh cãi và khiếu nại không đáng có, vì vậy biên bản sinh ra nhằm mục đích giải quyết những tranh chấp và mâu thuẫn. Bài viết hôm nay chúng tôi muốn đề cập đến những lưu ý quan trọng khi lập biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng để bạn có thể nắm được các thông tin cần thiết, giúp ích cho công việc sau này.

biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng là gì?

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng được hiểu đơn giản là văn bản ghi chép lại những thông tin bàn giao và trả lại mặt bằng cho bên thuê hoặc mua lại. Nội dung chủ yếu có trong biên bản bao gồm cam kết giữa người cho thuê và người thuê lại dưới sự chứng thực của nhiều bên như Ban quản lý công trình, đại diện nhà thầu, chính quyền địa phương, chủ hộ…

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng có vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến tài sản và uy tín của cả hai bên. Vì vậy, cả nội dung và hình thức của biên bản phải được soạn thảo chính xác, thông tin công khai và minh bạch, được sự đồng ý và thỏa thuận của hai bên với nội dung chi tiết như diện tích đất, thời gian, địa điểm bản giao…

Tại sao cần lập biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng?

biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng là một trong những văn bản quan trọng nhất và không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng. Nếu ban đầu biên bản bàn giao được soạn thảo chính xác, công khai và minh bạch dưới sự đồng thuận của hai bên thì khi có tranh chấp xảy ra sẽ có giá trị về mặt pháp lý bởi trong biên bản đã có xác nhận của các bên khi bàn giao và nhận bàn giao.

Việc lập biên bản bàn giao chi tiết, tỉ mỉ không chỉ giúp hai bên nắm được thông tin về mặt bằng xây dựng được bàn giao mà còn giúp người được nhận bàn giao tiếp quản mặt bằng thuận lợi và dễ dàng hơn cho công việc sau này. 

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Một biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng gồm có: tên công trình, hạng mục, địa điểm xây dựng, thời gian bàn giao, thành phần tham gia quá trình bàn giao, thông tin về đại diện nhà thầu, đại diện bên nhận bàn giao, đại diện chính quyền địa phương, đại diện Ban quản lý dự án, thông tin về diện tích đất bàn giao và một số nội dung khác dưới sự thỏa thuận của hai bên.

Các nội dung trong biên bản bàn giao được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản với xác nhận và cam kết của hai bên cũng như các cấp chính quyền, ban quản lý để đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch. Ngoài ra, khi nhận bàn giao, chủ hộ cần phải đo đạc lại diện tích khu đất và kiểm tra các thông tin khớp với nội dung trên biên bản thì mới xác nhận. hai bên cần làm cam kết giao trả lại công trình đúng thời hạn và không có phát sinh hay khiếu nại sau đó. Điều này giúp hạn chế được các tranh chấp hoặc mâu thuẫn không đáng có.

Lưu ý khi lập biên bản bàn giao mặt bằng

  • Biên bản cần có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Biên bản phải có thời gian cụ thể và chính xác cũng như tên gọi của biên bản
  • Các thông tin về số biên bản, tên gọi của công trình và địa điểm, vị trí công trình, số hợp đồng xây dựng được điền rõ ràng, chính xác
  • Các thông tin của đại diện các bên có mặt tại địa điểm bàn giao mặt bằng xây dựng cần được viết đầy đủ, bao gồm tên gọi, chức vụ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của các bên như chủ đầu tư, tư vấn giám sát, đại diện đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật…
  • Nội dung bàn giao chi tiết cần được xây dựng dựa trên cơ sở có sẵn, thông tin cần ghi rõ ràng, chính xác và minh bạch, không mập mờ gây hiểu nhầm
  • Ở phần cuối cùng của Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng, hai bên xác nhận bằng chữ ký tay, ghi kèm rõ họ tên và đóng dấu của các bên chứng kiến hoạt động bàn giao

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng có vai trò và ý nghĩa thực sự quan trọng đối với lĩnh vực xây dựng. Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng càng được ghi chép một cách tỉ mỉ, cẩn thận và rõ ràng, minh bạch thì sẽ càng dễ quản lý hơn cho cả hai bên, đồng thời hạn chế được những phát sinh về sau. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được cách lập một Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng cũng như các lưu ý quan trọng khi lập biên bản bàn giao để tránh các sự cố đáng tiếc. 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Để lại một bình luận