Để hoàn thiện công trình xây dựng và đảm bảo các thủ tục pháp lý cho việc cấp phép, bạn cần sử dụng đến mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách soạn thảo theo đúng mẫu quy định của pháp luật. Cùng đón đọc bạn nhé!
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015
Một số nội dung chính cần được trình bày trong mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015 bao gồm:
- Các nội dung liên quan đến hạng mục chính và phụ trong công trình. Thông tin của người có quyền và nghĩa vụ liên quan cần đảm bảo chính xác, rõ ràng, bao gồm họ tên, chức vụ và trách nhiệm chính đối với dự án.
- Thống kê tất cả các số liệu liên quan đến thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào sử dụng. Đảm bảo đầy đủ các nội dung như: hạng mục được nghiệm thu, số phiếu thí nghiệm, giấy chứng nhận xuất xưởng, đơn vị thực hiện thí nghiệm,…Ngoài ra kết quả thí nghiệm trước khi gia công lắp đặt cốt thép, bê tông và xây lát cũng phải được trình bày rõ ràng trong biên bản.
- Thời gian nghiệm thu thực tế, đây là mốc thời gian vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tính pháp lý của biên bản. Vì vậy bạn cần căn cứ vào tiến độ hoàn thành công trình để khai chính xác thông tin về ngày, tháng, năm.
- Tài liệu sử dụng để làm căn cứ nghiệm thu chất lượng công trình cần bao gồm các thông tin chi tiết và đầy đủ nhất. Từ đó có thể đưa ra những nhận định khách quan và xác thực về dự án đã được thi công.
Thông thường các giấy tờ cần sử dụng đến như: phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng tại công trình; kết quả kiểm tra thí nghiệm chất lượng vật liệu; nhật ký thi công và những giấy tờ khác có liên quan hoặc theo yêu cầu của các bên.
Bên cạnh đó, tiêu đề, biểu ngữ và thời gian lập biên bản nghiệm thu chính là những thông tin quan trọng không thể thiếu trong một mẫu biên bản. Các thành phần tham gia trực tiếp nghiệm thu cần được ghi đầy đủ họ tên, chức vụ.
Cuối cùng là đánh giá chung của các bên liên quan đến chất lượng công việc được hoàn thành và những ý kiến khác (nếu có). Ở phần kết luận trong biên bản phải ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu. Tránh những sai sót khi hoàn thiện công trình trong thời gian tiếp theo.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và giá trị pháp lý trên thực tế
Trước tiên, bạn cần hiểu được khái niệm nghiệm thu công trình là gì? Theo định nghĩa chuẩn nhất, đây là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra chất lượng công trình sau khi hoàn thành xây dựng để đưa vào sử dụng trên thực tế. Việc kiểm định phải được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dựa trên một số căn cứ như: bản vẽ, số đo chất lượng công trình. Sau đó mới đưa ra quyết định có thể đưa công trình vào sử dụng hay không.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là việc xác nhận bằng văn bản kết quả nghiệm thu trên thực tế. Có thể áp dụng cho một hoặc nhiều công việc tại cùng hạng mục xây dựng. Đảm bảo đáp ứng trình tự thi công đã được đề ra theo kế hoạch.
Hiện nay có hai dạng mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm:
- Nghiệm thu một giai đoạn trong thi công xây dựng hoặc một bộ phận nhất định trong công trình xây dựng.
- Nghiệm thu hoàn thành (chỉ được áp dụng khi muốn đưa công trình vào sử dụng).
Biên bản nghiệm thu cùng với bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu chính là hai văn bản quan trọng, không thể thiếu khi thanh toán công việc và hoàn thành hạng mục công trình. Bên cạnh đó đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan Nhà nước hoặc chủ đầu tư kiểm định các thông số liên quan đến chất lượng và tiến độ công trình.
Cơ sở và nội dung khi tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng
Để nghiệm thu công tác xây dựng, bạn cần dựa trên một số yếu tố sau:
- Thực hiện theo các yêu cầu của bộ Hồ sơ mời thầu được đưa ra từ trước khi thi công công trình.
- Một số văn bản, nghị định quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.
- Hợp đồng kinh tế kỹ thuật được ký kết giữa hai bên là chủ đầu tư và các nhà thầu.
- Các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc dựa trên thỏa thuận của các bên có liên quan
Một bộ hồ sơ nghiệm thu hoàn thành công trình cần bao gồm những giấy tờ chính như sau:
- Biên bản nghiệm thu công trình dựa theo mẫu của Nhà nước, được ban hành đính kèm trong các văn bản pháp luật.
- Các tài liệu được sử dụng để làm căn cứ chứng minh khi nghiệm thu công trình, phải bao gồm bảng tính giá trị khối lượng được nghiệm thu.
Như vậy với các nội dung chính được trình bày trên đây, hy vọng bạn sẽ có thêm hiểu biết về cách soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015. Đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chung mà pháp luật đưa ra. Từ đó trở thành căn cứ pháp lý quan trọng trong giấy phép xây dựng của dự án thi công.