Hướng dẫn cách viết CV về mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

Thị trường việc làm hiện nay cho thấy ngành xây dựng luôn là một ngành hot. Để có thẻ dễ dàng xin việc trong ngành xây dựng, bạn cần hoàn chỉnh bản cv theo đúng chuẩn xây dựng. Trong đó, phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng bạn cần đặc biệt lưu ý để tạo điểm thu hút trước nhà tuyển dụng. Cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng ngay sau đây nhé!

Mẫu chung cho phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng trong cv 

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng của một bản cv, bạn cần nêu rõ cho nhà tuyển dụng thấy được những mục tiêu ngắn hạn cũng như trung hạn và dài hạn trong nghề xây dựng là gì cũng như việc bạn muốn ứng tuyển vào công ty?. Bạn càng nêu rõ ràng, mạch lạc, chi tiết thì  nhà tuyển dụng sẽ càng đánh giá cao bạn ở sự nhiệt huyết và đam mê với ngành này. 

Hãy cố gắng dành thời gian suy nghĩ thật kỹ nội dung và trình bày những kế hoạch trong cv. Một điều nữa cần lưu ý đó là bạn cần cam kết với nhà tuyển dụng sẽ làm việc lâu dài cho công ty. Bởi phần lớn các nhà tuyển dụng luôn lo sợ nhân viên “nhảy việc” sau một thời gian họ mất công đào tạo sau đó lại chuyển sang làm cho công ty khác. 

mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

Mục tiêu ngắn hạn mà bạn muốn hướng tới 

Trong phần mục tiêu ngắn hạn, bạn hãy ghi ra cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu trong năm đầu tiên mà bạn làm việc tại công ty. Chẳng hạn như làm quen với môi trường làm việc của công ty và vị trí bạn mong muốn sau 1 năm gắn bó cùng công ty, có thể là team leader, giám sát xây dựng,… tùy theo năng lực và mong muốn của bạn. Hãy cố gắng trau chuốt phần này cho thật tốt để nhà tuyển dụng thấy được thiện ý cũng như tiềm năng phát triển của bạn trong ngành này.

Mục tiêu trung hạn và dài hạn thể hiện niềm đam mê của bạn trong ngành xây dựng 

Trong phần mục tiêu trung hạn và dài hạn, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu bạn muốn theo đuổi trong 3 đến 5 năm tới, và xa hơn thế nữa tại công ty. Đây cũng chính là phần bạn cam kết gắn bó lâu dài cùng với công ty nên bạn cần lưu ý suy nghĩ kỹ về vấn đề này trước khi quyết định viết thêm gì đó vào cv. Nếu bạn là người thích tự do, muốn nhảy việc để trải nghiệm nhiều công việc khác nhau thì nên tránh đề cập đến vấn đề làm việc lâu dài. Ngược lại nếu bạn mong muốn sự ổn định để phát triển bản thân, gắn bó lâu dài cho một công ty thì điều bạn cần làm là trình bày thật chi tiết và rõ ràng để nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt huyết của bạn. Một khi bạn đã muốn cống hiến lâu dài cho công ty, bạn sẽ có hứng thú cho công việc và làm tốt công việc được giao hơn rất nhiều chính vì điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có cảm tình với bạn hơn. 

mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

Ngoài ra, trong phần này bạn cần bổ sung những mục tiêu cụ thể cho mình. Chẳng hạn như sau 2 đến 3 năm làm việc bạn mong muốn làm quản lý, giám sát công trình và sau 5 năm trở thành trưởng phòng dự án… 

Như vậy bạn cũng đã biết cách để viết nội dung trong phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng nói chung. Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cho từng vị trí ngành xây dựng. 

Những cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng cho từng vị trí cụ thể

Ở vị trí kỹ sư xây dựng

Để viết được mục tiêu nghề nghiêp cho vị trí kỹ sư xây dựng thì ít nhất bạn cũng nên để ý tới bản mô tả công việc để biết được yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên rồi qua đó đối chiếu với năng lực cũng như khả năng của bản thân để viết cho phù hợp. 

mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

Cụ thể , trong phần mục tiêu ngắn hạn ở trên, bạn cần viết mục tiêu mong muốn tìm kiếm một môi trường để thử thách và phát triển năng lực bản thân. Cần cho nhà tuyển dụng thấy sau thời gian vài tháng làm việc bạn có khả năng chịu được áp lực trong công việc, có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ phía công ty. Sau khi đã có kinh nghiệm nhất định với công việc rồi, bạn cần cam kết có thể đảm nhận công việc ở những vị trí cao hơn. 

Ở vị trí công việc giám sát xây dựng công trình

Nếu sau khi đã có kinh nghiệm làm việc, bạn cần ghi rõ mục tiêu là muốn tận dụng khả năng có sẵn của mình để học hỏi thêm những kinh nghiệm trong xử lý công việc ở một môi trường mới. Trong phần ngắn hạn và trung hạn, cụ thể trong khoảng thời gian 3 năm trở lên, bạn cần đảm bảo rằng có thể hoàn thiện những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp để đảm nhận vị trí giám sát công trình.

Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường

Đối với sinh viên mới ra trường hãy đăng ký ứng tuyển với vai trò là một thực tập sinh. Hãy ghi mục tiêu nghề nghiệp một cách cơ bản nhất như những gì bạn đã xem ở phần trên. Về phần mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể ghi mục tiêy sớm làm quen với văn hóa công ty, làm quen với cách làm việc để có thể bắt đầu bước vào công việc xem mình có phù hợp với công việc cũng như vị trí công việc hay không? Về trung hạn và dài hạn, hãy ghi ra những mục tiêu của mình về mong muốn thăng tiến trong nghề nghiệp, cũng như việc bạn sẽ áp dụng như thế nào những kiến thức đã học trong việc phát triển bản thân để có thể cống hiến tốt nhất cho công ty. 

Lời kết

Như vậy qua một vài những thông tin đã chia sẻ bên trên, chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào hình dung ra được những gì mình cần viết trong cv về mục tiêu nghề nghiệp xây dựng phải không nào?. Cố gắng liệt kê càng nhiều càng tốt để cho nhà tuyển dụng thấy được sự đam mê cũng như tâm huyết của ban đối với công việc này. Chúc các bạn thành công, sớm tìm được công việc như bạn mong muốn.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Để lại một bình luận